Tổng quan Tín ngưỡng thờ động vật ở Việt Nam

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, linh vật được người Việt trân trọng và xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm. Từ thời vua Hùng, những hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, sự kiêu hãnh được người Việt cổ thờ tự và điêu khắc trên nhiều vật dụng trang trí, đồ thờ cúng như chim hạc, rồng, phụng, rùa, voi, hổ, rắn, cá sấu. Nối tiếp tiến trình dựng nước, những con vật gần gũi với đời sống thường nhật một lần nữa được “nhân hoá” thành những linh vật, biểu tượng linh thiêng được người dân trân trọng, tôn thờ[2].

Người Việt có hệ thống thờ các loài động vật đa dạng phong phú, từ việc thờ những động vật có sức mạnh như thờ hổ, thờ voi, thờ ngựa, thờ cá Ông cho đến những động vật bình thường như cá, cóc, vẹt. Họ còn sử dụng hình ảnh các loài vật khác như hổ, ngựa, hạc, cá, cóc để làm biểu tượng như: tượng hổ trong lăng Trần Thủ Độ ở Thái Bình hay hình tượng hổ trên các bức bình phong trong khuôn viên các đền miếu ở Quảng Nam; hình tượng ngựa trong các lăng tẩm các vua ở Huế, hình tượng cá trên bình phong trước đền Trần ở Nam Định, hình tượng chim hạc và cóc trên trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh đó họ còn cải biến tính chất của các linh thú du nhập trong quan niệm của người Việt.[cần dẫn nguồn]

Truyền thông từng xôn xao về việc người dân rạp thờ "rắn thần", nhưng thực chất là rắn nước ở xã Quảng Văn, Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, dù được tuyên truyền giải thích và giải tỏa rạp thờ nhưng nhiều người lại chống đối quyết liệt, duy trì bằng được việc khấn vái rắn nước. Ở một nơi khác, dư luận còn được biết đến câu chuyện ở xã Hiến Sơn, Đô Lương, Nghệ An, người dân tụ tập kéo đến cúng vái một con "cá thần" chỉ vì cá bơi lòng vòng do bị chích điện. Đây là kết quả của một chuỗi quá trình phát triển tâm linh, nhưng mà sự phát triển tâm linh đã đi đến mức người ta u mê, mê tín mà tôn cả rắn, cá, hòn đá thành thần[3] Trong tác phẩm Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam có nói về thói này: "Than ôi! Cái tục thờ bái ma quỷ, cả nước như điên, như cuồng”; “Thậm chí ngay cả muỗi, rắn, nhện, ốc, hổ, xương trâu, cũng đều cho rằng có thể gieo họa phúc cho người ta. Chính tập tục ngu muội đó đã làm cho người ta hoảng sợ, do vậy mà phải lập đền miếu để quanh năm thờ cúng"[4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tín ngưỡng thờ động vật ở Việt Nam https://web.archive.org/web/20170428051327/https:/... https://web.archive.org/web/20170210192959/http://... https://web.archive.org/web/20160701174734/http://... https://web.archive.org/web/20161228200818/http://... https://web.archive.org/web/20170918064208/http://... https://web.archive.org/web/20170918064541/http://... https://web.archive.org/web/20170918064741/http://... https://web.archive.org/web/20161112151451/http://... https://web.archive.org/web/20160506213647/http://... https://web.archive.org/web/20170531044957/http://...